Đặc Điểm Của Hậu Thiên Bát Quái

Đặc Điểm Của Hậu Thiên Bát Quái

Bát Quái còn được gọi là Kinh Quái, dùng để thể hiện cho tám sự vật và hiện tượng trong vũ trụ, bên cạnh đó bạn cũng có thể hiểu đó là 8 thành phần tiêu biểu hình thành nên trời – đất – vạn vật.

Chữ Quái được viết với tám nét, nên sẽ có tám loại biến đổi để suy luận. Còn Hào được dùng làm biểu tượng của sự giao thoa hay biến đổi của mọi vật. Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ được sinh ra và phát triển.

Có thể hiểu Bát Quái là 8 quẻ, đại diện cho các thành phần cơ bản nhất của vũ trụ, là một chuỗi khái niệm có liên quan tới nhau. Trong đó mỗi quẻ như vậy được thể hiện bằng 3 hàng, mỗi một hàng sẽ được thể hiện bằng một nét liền là dương hoặc một nét rời là âm.

Tiên Thiên Bát Quái: được sáng lập bởi Phục Hy, thể hiện hai mặt đối lập thống nhất. Gọi là Tiên Thiên là để chỉ khoảng thời gian mà vũ trụ vạn vật chưa được hình thành, Âm và Dương tồn tại trong thế giới rộng lớn, thời kỳ tối sơ của vũ trụ.

Thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái: Càn Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Tốn Tây Nam, Đoài Đông Nam, Cấn Tây Bắc.

Tiên Thiên có khí là sự bắt nguồn của vạn vật, nguồn gốc của phong thủy Lý Khí. Dù là Âm Trạch hay Dương Trạch đều dùng Tiên Thiên Bát Quái để suy luận.

Đối với Tiên Thiên Bát Quái chúng ta sẽ áp dụng cho gương Bát Quái, chúng ta chỉ cần treo quẻ Càn lên phía trên để có được tác dụng.

Phương vị của Tiên Thiên Bát Quái được thể hiên với: Nam ở phía trên, bắc ở phía dưới, Đông ở bên trái, Tây ở bên phải, còn với những phương vị khác sẽ là sự tương phản từ bốn hướng trên.

Hậu Thiên Bát Quái: được sáng lập từ vua Văn Vương, thể hiện thực trạng của tự nhiên và xã hội chúng ta.

Như vậy Tiên Thiên Bát Quái dùng để thể hiện vũ trụ hình thành, còn Hậu Thiên Bát Quái là quá trình con người được hình thành và đi theo quy tắc của vạn vật tự nhiên.

Phương vị của Hậu Thiên Bát Quái là: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, Tốn Đông Nam, Càn Tây Bắc.

Vạn vật sinh ở mùa xuân, trưởng vào mùa hè, thu hoặc vào mùa thu, cất giữ vào mùa đông, một năm có 360 ngày, một quá trong Bát Quái là 45 ngày, sự luân chuyển lại dựa trên 8 tiết, một quái có 3 hào, do đó có 24 tiết khí.

Hậu Thiên Bát Quái thì có sự khó khăn hơn, vì áp dụng trong đời sống, thể hiện sự biến động, hay thay đổi không hợp với đời sống, chuyển đổi từ tốt thành xấu và ngược lại. Đặt mệnh của gia chủ ứng với Hậu Thiên Bát Quái để xác định sao tốt mà muốn chế hóa.

Kết hợp với ngũ hành thì Càn và Đoài thuộc hành Kim, Khảm thuộc hành Thủy, Tốn và Chấn thuộc hành Mộc, Ly thuộc hành Hỏa, Khôn và Cấn thuộc hành Thổ.

Đặc điểm hậu thiên bát quái là gì?

  • Đầu tiên chúng ta cần phần tích về bát quái, bát có nghĩa là 8, và quái có nghĩa là quẻ.
  • 8 quái số này cũng tương ứng với 8 hướng khác nhau, và cũng đại diện cho 4 mùa.
  • Với 8 quái số này, sẽ được ghép với 8 hướng, và có tên gọi như: Nam Ly, Bắc Khảm, Đông Chấn, Tây Đoài, Đông Bắc Cấn, Tây Nam Khôn, Đông Nam Tốn, Tây Bắc Càn.
  • Dựa theo quái truyện, ta có cách tính các quái, tương ứng với 4 mùa như sau:
  • Vạn vật sinh ra ở mùa xuân, trưởng thành ở mùa hạ, thu hoạch ở mùa thu, và cất giữ ở mùa đông.
  • Và mỗi năm có 360 ngày, mỗi một quái trong bát quái làm chủ 45 ngày. Mà sự luân chuyển lại dựa theo 8 tiết, mỗi quái có 3 hào, 3×8 = 24 tiết khí.

Quý khách có thể tham khảo thêm, về 1 số bài viết tư vấn phong thuỷ, tại các link bên dưới:

Về Hậu Thiên Bát Quái

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *