Tìm Long Mạch Theo Thế Núi – Đồi – Gò

Tìm Long Mạch Theo Thế Núi – Đồi – Gò

Muốn tìm huyệt cát phải tìm long mạch . Long mạch ở đây thực chất là mạch núi. Tìm long mạch của núi  phải tìm sơn mạch từ núi “Tổ tụng” tới núi “Phụ mẫu”.

Núi tổ tông chính là nơi xuất phát của cửa mạch, chỗ khơi nguồn của dãy núi.

Núi phụ mẫu là điểm bắt đầu của sơn mạch dẫn tới huyệt tinh (nơi tụ khí)

Long Mạch xuất phát từ “Thái tổ sơn” chạy đến “Thiếu tổ sơn”, đường long mạch có hình dạng khi lên khi xuống khá nhiều hình thái.

Các ngọn núi, đồi sau “Thái tổ sơn” trước “Thiếu tổ sơn” chỉ là đệm mà thôi.

Dòng khí nội tàng ở “Thái tổ sơn” khi xuất phát còn chưa hiện rõ, khi đến “Thiếu tổ sơn” đã hiện rõ.

Vì vậy khi phán đoán long mạch thật giả ở “Thiếu tổ sơn” rất dễ nhìn thấy.

Tham khảo: Thuận Phong Thủy Và Chọn Đất Mộ Phần- Thế đất

Hình thái của long mạch, trong đó đường nét liền có vẽ mũi tên được gọi là Long mạch.

Nhìn chính diện long mạch từ núi thái tổ chạy đến huyệt tinh (huyệt kết)

“Thiếu tổ sơn” hình dáng đẹp, đầy đặn, có thần khí là cát, nếu thấp nhỏ, cô đơn, thần khí không đủ (khí kém) thì không đạt yêu cầu.

Cho nên “Thiếu tổ sơn” có ảnh hưởng khá lớn đến Huyệt tinh (huyệt kết).

“Phụ mẫu sơn” là quả núi, đồi cuối cùng của long mạch gần kề Huyệt tinh.

“Huyệt tinh” là nơi huyệt kết dưới chân “Phụ mẫu sơn” nơi long mạch ngưng kết cũng là nơi sinh khí của long mạch tụ lại.

“Huyệt tinh” lý tưởng là phải được đất và dòng nước bao bọc.

“Huyệt đích” là nơi đặt mộ.

Nếu “huyệt tinh” được xem như là cái bia trường bắn thì “huyệt đích” là vòng tròn điểm 10 của bia.

“huyệt đích” là trung tâm của “huyệt tinh”, từ đó:

– Muốn tìm huyệt cát phải xem long mạch theo thế núi, đồi , gò

– Tìm long mạch phải có la bàn (định hướng thế)

– Tìm long mạch tức là tìm “Chân long” (mạch thật)

Về lý luận: chân long (mạch thật) có mấy điều kiện sau: Tổ tông, long mạch hữu tình, quá hiệp, núi, đồi, gò hộ vệ.

– Tổ Tông: chỉ núi thái tổ và núi thiếu tổ hiển quí.

– Long Mạch Hữu Tình: là dòng nước bao bọc chảy hữu tình, tức long mạch chảy về phía trước từ trong mạch núi Thái tổ dần dần trở thành xanh tươi tú lệ

– Quá Hiệp: khe giữa 2 ngọn núi là đường long mạch đi qua, nếu khe hẹp, sít, 2 bên có núi bao bọc thì tốt.

– Núi – Đồi – Gò hộ vệ 2 bên mộ: Cổ nhân nói: Long mạch được hộ vệ, hộ vệ càng nhiều, phúc càng lớn, nếu được tùy long thêm cố huyệt, con cháu đông đúc phúc vô cùng.

Các thế hộ vệ gồm:

+ Thế “Bàng long”, 2 bên của long mạch

+ Thế “Hộ tống”, đi cùng long mạch để hộ vệ

Trái là mộ không giữ được sinh khí (sinh khí tẩu tán), phải là mộ giữ được sinh khí (sinh khí ngưng tụ)

“Triều sơn”, “Án sơn”: Triều sơn và án sơn đều chỉ núi

Trước mộ có núi, núi ở xa huyệt vị mà dáng núi lớn cao gọi là Triều sơn

Núi ở gần, thấp gọi là Án sơn (hay Cận án, Ngưỡng sa). Án sơn không nhất thiết phải là núi, mà gò đất cao cũng là Án sơn.

Án sơn như hương án của huyệt mộ có tác dụng tụ sinh khí tránh dòng nước xối thẳng vào huyệt mộ

Hình trên cho ta thấy có mô tả Nội và Ngoại minh đường có thể tàng phong tụ khí. Ngoại minh đường trước mộ có rất nhiều núi quây quần; dòng nước tụ ở minh đường như vạn bang đến cống nạp, đó là mộ của bậc đế vương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *