Xem Xét Đất Huyệt Mộ Trên Thực Địa
Phương Pháp Táng Dựa Vào Sinh Khí:
Khi hạ táng, phải quan sát nơi sinh khí xuất hiệ đầu tiên (cao thấp của địa thế từ xa tới) và nơi sinh khí ngưng tụ (vị trí của địa hình bao bọc trực tiếp xung quanh) để tìm ra nơi có thể nương tựa (vị trí chôn cất).
Tức là phải quan sát hình trạng sơn thủy 4 phía bao quanh.
Nếu chỉ có 1 lớp bao quanh thì không thể chuẩn xác được
Nếu có sự bao bọc xung quanh 3 đến 5 lớp núi thì có thể khẳng định chân huyệt tốt.
Tất Cả Huyệt Mộ Phải Đặt Theo Nguyên Tắc:
Sau lưng là núi, đồi, gò đất cao, trước mặt có án sơn, 2 bên có gò Thanh long và Bạch hổ
Nếu có triều sơn thì tốt, không có cũng chẳng sao.
Nhắc lại: Thanh long dài hơn Bạch hổ, huyệt địa cao hơn Thanh long, Thanh long cao hơn Bạch hổ
Khuyết bạch hổ thì xấu, khuyết thanh long phải có dòng nước thay, nếu không cũng xấu.
Xem Xét Mộ Huyệt Trên Thực Địa
Nơi đặt mộ cần có: đất ở đằng trước mặt mộ gọi là “Minh Đường” – xa và lớn là Ngoại Minh Đường – nhỏ và gần là Nội Minh Đường để tụ linh khí, bên trái là Thanh Long – phải là Bạch Hổ.
Xung quanh núi, đồi bao bọc sinh tụ khí.
Chi tiết gồm:
Ngoại Cảnh Ảnh Hưởng Đến Tài Vận
– Khuyết Bạch Hổ Sa: tức nước chảy từ phương Bạch Hổ đến (Thanh Long Sa tiếp nhận Thủy Cục)
Phải đi, trái đến (tức là phải đến trái sơn)
– Khuyết Thanh Long Sa: tức nước chảy từ phương Thanh Long đến (trái đi, phải đón nhận)
– Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ : Bạch Hổ phá nhận nước từ xa. Bạch Hổ Sa là nghịch quan phá – chủ về tài vượng. Nếu Thanh Long Sa dài mà Bạch Hổ ngắn là thế thuận quan – ắt phá sản.
– Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ: (nước chảy phải sang trái) long phải dài vây lấy hổ.
Những Dấu Hiệu Của Huyệt Cát (Tốt)
– Nhập Thủ đầy đăn: nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn cây cỏ tốt tươi thì đó là mộ phát phú quí
– Đất mịn ngũ sắc hoặc đất màu hồng vàng. Sau khi đào thấy đất ở dưới có màu ngũ sắc hoặc màu hồng, son đậm, hông vàng có vân, đất này gọi là “Thái cực biên huân”, dễ phát đạt quan chức, học vị cao
Những Dấu Hiệu Của Huyệt Hung (Xấu)
– Huyệt Bần: huyệt mộ không có đồi, dòng nước bao bọc, dòng nước chảy thẳng xối vào huyệt mộ
– Huyệt Hèn: huyệt mộ không có đồi núi, dòng nước bao bọc, dòng nước quay lưng chảy qua huyệt mộ