Bốn Nguyên Tắc Chọn Đất An Táng Theo Phong Thủy Cơ Bản
Mảnh đất nào phù hợp 4 nguyên tắc sau thì gọi là Cát Huyệt: Long Chân – Huyệt Đích – Sa Bao – Thủy Bọc
– Long Chân: là mạch núi có sinh khí lưu động. Trong đất có sinh khí, tuy vô hình nhưng có thể biết được.
– Huyệt Đích: là tìm đúng “Huyệt Kết”, sinh khí chảy không nhất thiết tạo thành huyệt kết, mà huyệt tụ được sinh khí, không làm tản sinh khí.
– Sa Bao: là núi ở gần huyệt địa. Huyệt mộ mà được gò, núi bao bọc thì khí tụ. Chia thành 4 Sa như sau: Thị Sa – 2 bên phí trước huyệt có thể ngăn chặn gió xấu, Vệ Sa – ôm ấp long mạch, chống lại gió từ bên ngoài, tăng cường khí bên trong, Nghênh Sa – bao quanh trước huyệt, Triều Sa – đứng 1 mình nơi cao nhất trước huyệt vị.
– Thủy Bọc: là dòng nước, hồ, ao, sông suối, thậm chí biển cả ở gần huyệt vị. Nếu trước huyệt mộ có dòng nước chảy từ từ, khiến cho khí không chảy tán (tụ hội sinh khí) thì tốt.
Tóm lại: Phong thủy Âm trạch nghiên cứu sự phối hợp của Sa + Thủy, tất cả được hình thành từ quan niệm về Khí.
– Sinh khí theo thế uyển chuyển của long mạch mà tụ, nơi tập hợp long mạch dễ sinh vượng khí.
Nếu có sự bảo vệ của thủy, khí sẽ không bị tiêu tán, đó là nơi sinh khí thịnh vượng nhất, mới phù hợp đặt quan tài, xây huyệt mộ.
Sinh khí được hình thành trong thủy sẽ dừng ở giữa núi, còn được hình thành trên núi sẽ hội tụ ở thủy
– Phong thủy đặc biệt chú trọng: Phong ẩn tàng, khí tụ hội, sơn lượn vòng, thủy ôm ấp.
Do đó, Sa (búi bao quanh huyệt vị) phải dồi dào để đam đương, còn Thủy phải quanh co nhưng có giới hạn, như thế mới có thể hình thành nên cách cục cát lợi phong ẩn tàng, khí tụ hội.