Nguyên Tắc Chọn Đất Đặt Mộ Theo Tam Cương – Ngũ Thường
Các cụ xưa vận dụng đạo Tam Cương (cha con: cha là giềng mối của con, vui tôi: vua là giếng mối của tôi, vợ chồng: chồng là giềng mối của vợ) và Ngũ Thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín) vào phong thủy.
Trong đó, Tam Cương chỉ khí mạch, minh đường, thủy khẩu; Ngũ Thường chỉ long, huyệt, sa, thủy, hướng.
– Về Tam Cương:
+ Khí mạch là giếng mối cảu phú quí, bần tiện
+ Minh đường là giềng mối của đẹp, xấu, sa, thủy
+ Thủy khẩu là giếng mối của sinh vượng, tử tuyệt
– Về Ngũ Thường:
+ Long: cần chân long, long mạch (khí mạch) xa, lớn, mạch dài, uốn lượn có thể nghênh đón là cát mạch; Long chân là long mạch phải đúng tức có Thái tổ sơn, Thiếu tổ sơn, Phụ mẫu sơn.
+ Huyệt: cần bằng phẳng gọi là long thế ngăn khí, huyệt cát; Huyệt kết là huyệt tụ sinh khí của long mạch
+ Sa: cần tú (đẹp); sa bao là gò đất ở gần huyệt địa có thể bao bọc
+ Thủy: cần bao bọc; Thủy là nguồn của tiền của, là ngoại khí của sinh khí; nếu chảy quanh mộ là sinh thủy thì vượng; Thủy chảy bao bọc bảo vệ huyệt là cát thủy; Nếu đi không về, tiền của tiêu tán, là đất không vong, còn gọi là Tử Địa hoặc Tuyệt Địa, cho nên nói cửa sông (thủy khẩu) là yếu tốt quan trọng nhất của sinh vượng, tử tuyệt. Thủy bọc là dòng nước chảy từ từ bao quanh huyệt mộ
“Đắc Thủy thứ nhất – Tàng Phong thứ hai”
+ Hướng: cần cát hướng: hướng huyệt nên tránh 4 hướng hung (ngũ quỉ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát), tìm 4 hướng cát (sinh khí, thiên y, diên niên, phúc đức).
Chọn đất đặt mộ nên theo 5 nguyên tắc của Ngũ Thường.
Thực tế hình địa chỉ 1 góc của hoàn cảnh (thế đất), hình do thế tạo thành, hình cụ thể lại quyết định huyệt tốt hay xấu. Cho nên ứng dụng phong thủy âm trạch có 1 số điểm khác so với dương trạch:
+ Phải tránh chỗ lộ gió (chỗ huyệt mà bị gió lùa vào thì khí tán không kết)
+ Tìm chỗ gần nước (nếu có nước hãm lại thì khí tụ mới kết huyệt) mới có khí mạch, long mạch
+ Chọn huyệt địa tốt là lưng tựa núi, mặt ngó biển, sông, ao hồ
Tìm huyệt tốt để mai táng cần chọn những nơi có đặc điểm sau:
+ Nếu là nơi bùn lầy có xuất hiện thái cực vượng (có những nét hoa văn hiện lên như thái cực đồ)
+ Sắc bùn phải tơi nhuận, sáng đẹp không dính tay, còn quá khô hoặc quá ướt thì nên tránh
+ Trong huyệt không có uế khí xông lên
Nếu đạt được các điều trên, dù không phải đại huyệt thì cũng không sợ là hung huyệt