Quan Sát Hình Thế Long Mạch

Quan Sát Hình Thế Long Mạch

Muốn xem Thế núi cả vùng phải trèo lên chỗ cao nhất để quan sát xác định: núi Thái tổ, núi Thiếu tổ, núi Phụ mẫu, Án sơn, Triều sơn, dòng nước núi bảo vệ long mạch, khe núi, hình thế núi đồi, v.v…

Nếu hội tụ đủ các yếu tố thì sinh khí của long mạch sẽ không bị tản mát.

2 bên của long mạch có Bàng long hộ tống là hình thế long mạch sinh động mạnh mẽ (tốt)

Từ trên cao xem hình thái của mạch núi thấy: nhấp nhô có thứ tự, hùng vĩ sinh động là chân long (tốt), tản mát nghiêng ngả, không có sinh khí là tiện long (xấu).
Trong quá trình vươn xa, long mạch ngũ hành tương sinh. Núi chia thành 5 loại:

– Hỏa Sơn – như ngọn lửa đầu nhọn hiên ngang

– Thổ Sơn – như bàn vuông đỉnh bằng đầy đặn

– Kim Sơn – như lưỡi rìu đầu tròn thân béo

– Thủy Sơn – như dòng nước tầng tầng lớp lớp

– Mộc Sơn – như chiếc bút sừng sững vươn cao

Tham khảo: Minh Đường Tụ Khí Chúng Long Địa Hội

Mạch núi căn cứ vào hướng núi được chia làm 5 loại, tức 5 thế:

  • Thế chính: long mạch phát ở phương Bắc, hướng tới phương Nam.
  • Thế nghiêng: long mạch phát ở phương Tây, hướng lên phía Bắc, Bắc có huyệt hướng về Nam.
  • Thế nghịch: long mạch nghịch thủy hướng lên rồi theo dòng nước đi xuống.
  • Thế thuận: long mạch theo thủy chảy xuống rồi lại nghịch thủy đi lên.
  • Thế hồi: long mạch trở về Tổ Sơn (nơi phát nguồn của long mạch bao gồm hàng loạt núi kế tiếp nhau: Thái Tổ Sơn, Thái Tông Sơn, Thiếu Tông Sơn).

Dựa vào hướng lượn lượn vòng, có thể chia long mạch làm 2 loại:

Dương long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ.

Âm long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Một cách chia âm long và dương long khác là căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi:

Dòng nước từ 2 bên mạch núi chảy đi, nếu dòng từ bên trái chảy sang bên phải, long mạch là dương long.

Dòng nước từ bên phải mạch núi chảy sang bên trái, long mạch là âm long.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *