Thế Nước

Thế Nước

Từ xa xưa đã tồn tại rất nhiều trường phái phong thủy khác nhau. Tất cả đều dựa trên những hiểu biết về vũ trụ, nhưng khác nhau ở cách tiếp cận, kỹ thuật phát hiện và tạo dựng cân bằng khí.

Ba trong số những trường phái được ứng dụng rộng rãi nhất trong phong thủy hiện đại là: phái hình thế, phái bát trạch và phái huyền không phi tinh.

Thực hành phong thủy đòi hỏi kiến thức sâu sắc về hình thế. Người ta xem xét các đặc tính của khu đất nơi bạn xây nhà. Đúng như tên gọi của nó, phái hình thế nghiên cứu vị thế và hình dáng của khu đất cũng như ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh tới ngôi nhà.

Phái hình thế cũng xem xét độ rộng và dòng chảy của sông, sự nhộn nhịp của đường xá, chiều cao và thế của núi, hình dáng của đồi và những ngôi nhà xung quanh… Tất cả những thực thể này đều mang một lượng khí Dương hoặc Âm nhất định. Sự cân bằng tối ưu của âm dương mang lại phong thủy tốt đẹp cho ngôi nhà và ngược lại. Phong thủy một ngôi nhà có thể trở nên vô cùng xấu vì những kiến trúc hung hãn xung quanh nó, chẳng hạn những ngọn núi hình thù quái dị hoặc những cạnh sắc nhọn của các tòa nhà lân cận đều có thể “đầu độc” khí quanh nhà bạn.

Đánh giá phong thủy theo hình thế mang nặng tính chủ quan. Nó đòi hỏi cái nhìn hết sức tinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những chỉ dẫn cơ bản giúp người học phong thủy có được nhận xét sơ bộ về sự tốt xấu của phong thủy một cảnh quan.

Các hình thế long mạch tốt

Người ta thường căn cứ vào hình thái của mạch núi để chia long mạch thành 9 loại. Đó là những loại như:

  • Hồi long: là long mạch sẽ quay đầu như đang liếm đuôi về Tổ Sơn.
  • Xuất dương long: phát tích ngoằn ngoèo như hình ảnh của con thú xuất chuồng
  • Giáng long: long mạch được ví như hình ảnh con rồng từ trên cao lao xuống.
  • Sinh long: long mạch hình vòng cung nổi bật với đa dạng các mạch nhánh như chân con rết.
  • Phi long: long mạch bay lượn giống như phượng hoàng nhảy múa.
  • Ngọa long: long mạch vững vàng như voi đứng, hổ ngồi.
  • Ẩn long: long mạch kéo dài không rõ ràng.
  • Đằng long: long mạch rộng lớn, cao xa như rồng đang bay lên trời.
  • Lãnh quần long: long mạch tụ tập như đàn chim đang bay.

Cung cước là: Cái sơn thể bình chính mà khai khẩu, có một chân, vòng chuyển ôm lại huyệt trông như cái khung nỏ, nên gọi là Cung cước. Có 2 thể là: Tả, hữu Tiên cung và Giao nha. Lập huyệt thì lựa ghé vào đấy mà tiếp tài nghinh lộc. Những cái tinh thể cung cước, thì cái linh quang nó hướng vào bên trong mà tiềm tàng, cái dư khí dẫn về đằng trước mà quay lại, ôm vào minh đường tụ ở trước mặt, hoặc có ứng lạc liên chi thì đúng là cát huyệt.

Phong thuỷ làm nhà chỉ cốt là, đầu cái chi cước ấy chuyển ngược lại, thì không ngại gì chỗ thủy khẩu không có quan tỏa. Muốn định huyệt ở cao hay thấp, thì phải tùy ở bên tả, hữu mà điểm, tối kỵ “ cước cao quá nhãn, Hổ nhiễu kình quyền” Quá nhãn thì sinh ra người nhân phẩm hèn hạ! Kình quyền thì con cháu hung bạo!

+ Cái thể cung cước này có 2 dạng: Xuất cước một bên dài, một bên ngắn là Chính cách, thì xuyên vào bên dài mà đặt huyệt; hai cước giao nhau là Biến cách, thì xuyên vào chính trung tâm đặt huyệt. Tùy hình thể, lấy Tứ sát pháp mà xử dụng.

Tham khảo: Vùng Đồng Bằng Vẫn Có Long Mạch (Thủy Long)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *