Thủy Long (Dòng nước bao bọc)
Sơn thủy hữu tình là nơi dễ sinh anh hùng hào kiệt.
Các cụ xưa có câu: “Huyệt quý nơi cao, đồi quanh đầy đặn” là vùng địa hình nhân kiệt.
Theo quan niệm phong thủy thì núi phụ trách về con người, dòng nước phụ trách tiền của.
Bên huyệt mộ không có dòng nước chảy gọi là “Hạ quan sa” biểu thị đón dòng nước tụ tài gọi là huyệt địa phú quý phát phúc.
Thủy long nhận huyệt là dòng nước ở sau huyệt mộ như thân hình của rồng tức thế Thủy long uốn khúc sau mộ. Xem dòng nước phải xét theo nguyên tắc “dòng nước bao bọc huyệt mộ”
Tham khảo: Ngọai Sơn Long Hổ
Thủy long” là từ chỉ long mạch tại những vùng đất thấp, trũng. Tại những vùng đất này, người ta coi đường nước chảy cũng chính là long mạch nên mới có sự ra đời của khái niệm “thủy long”. Những vùng đất thấp, mạch núi thường chìm sâu dưới đất, rất khó tìm nên đường chảy của nước cũng chính là đường đi của long mạch. Dương Quân Tùng đã viết như sau trong tác phẩm “Nghi long kinh”: “Long mạch khi đã đi đến vùng nước thì đừng nói đến chuyện tìm được tung tích; tuy nhiên, nhìn đường chảy của nước cũng sẽ đoán định được chân long”.
Các nhà Phong thủy học cho rằng, núi và nước là hai thần khí lớn trong trời đất. Vì vậy mới có long mạch của núi và long mạch của nước. Sách “Táng thư” của Quách Phác có đoạn viết: “Khí là mẹ của nước, có khí thì mới dẫn tới có nước”. Khí chuyển động thì nước cũng theo đó mà chuyển động; khi nước dừng thì khí cũng dừng theo. Cái tràn trề trên mặt đất, khi di chuyển để lại dấu tích có thể nhìn thấy được chính là nước; cái tiềm ẩn dưới lòng đất, vận hành mà không để lại hình thù gì, rất khó nắm bắt được chính là khí. Nước và khí, một cái thể hiện ở bên ngoài, một cái tiềm ẩn ở bên trong. Vì vậy, nhìn đường nước chảy sang phía Đông hoặc phía Tây, ta có thể phán đoán được đường đi và điểm dừng của khí trong lòng đất.
Đường đi của thủy long cũng được phân chia ra thành cán long (long mạch chính) và chi long (long mạch nhánh). Các sông hồ lớn chính là long mạch chính; các kênh rạch, mương máng nhỏ hơn là chi long. Long mạch chính thường có nhiểu hình thế nhưng lại chảy đi một mạch nên đa phần huyệt thường kết trên những long mạch nhánh. Hành long cũng có sự phân chia tốt xấu theo Ngũ tinh. Sách “Thủy long kinh – Luận Ngũ tinh” có đoạn viết: “Kim tinh thường tròn, Thủy tinh uốn khúc, Thổ tinh hình vuông, Mộc tinh đi thẳng, Hỏa tinh lại nhọn”. Thủy long lại thường lấy dạng Kim tinh và Thủy tinh là cát; dạng Mộc tinh, Hỏa tinh là hung; dạng Thổ tinh là trong cát có hung.
Phần “Tổng luận” của sách “Thủy long kinh” có đoạn viết: “Thủy tinh thích sự mềm mại, dịu dàng, ghét sự cứng rắn, khiên cưỡng; thích ôm vòng, bao bọc mà ghét bị đâm thẳng tới. Kim Thủy mềm mại còn Thổ tinh lại chuyển ôm vòng, tạo thành thế đối lập gay gắt với Mộc tinh và Hỏa tinh vốn luôn khô cứng”. Nơi kết huyệt ở thủy long thường được bảo hộ, che chắn bởi nhiều đường nước nhỏ ôm vòng, bao bọc xung quanh. Trong cuốn “Hám long kinh”, Dương Quân Tùng viết: “Tương tự như với long mạch nơi núi cao, chỗ có nhiều đường nước ôm vòng, bao bọc chính là thủy long.”