Đặc Điểm Các Quẻ Trong Tiên Thiên Bát Quái
Bái Quái Tiên Thiên là gì ? đưa ra cách hình thành Thái Cực sinh ra lưỡng nghi ( lưỡng là ôm ấp, quán quýt giữa nghi âm – nghi dương), Từ Nghi Âm và Nghi Dương, hình thành ra trạng thái của Tứ Tượng là:
Nguyên Lý Trạng Thái Quẻ của Tiên Thiên Bát Quái
- Nghi Dương: Thái Dương ( phần dương nhiều) và Thiếu Âm ( là phần âm bị giảm và dương đang tăng nên gọi là Thiếu Âm).
- Nghi Âm: Thái Âm ( phần âm nhiều) và Thiếu Dương ( là phần dương bị giảm, và âm đang tăng nên goi là Thiếu Dương).
Từ lẽ hình thành của Tứ Tượng mà biến hóa ( hoặc chẻ nhỏ, cụ thể hóa hơn cho vi tế) phần ra Bát Quái trong đó:
- Thái Dương chứa quẻ Càn ( dương khí đầy đủ 3 hào), quẻ Đoài ( dương khí đầy đủ 2 hào dưới, hào 3 còn khí âm chưa chuyền hóa).
- Thiếu Âm: chứa quẻ Chấn ( dương khí ở nơi thấp nhất là hào 1, trên có 2 khí âm), quẻ Ly ( dương thăng đến hào 2 nhưng vẫn kẹp giữa 2 hào âm).
- Thiếu Dương: quẻ Tốn ( Âm khí từ nơi thấp nhất hào 1, trên 2 khí dương đang thịnh), quẻ Khảm ( khí âm đăng tăng đến vị trí hào 2, nhưng đang kẹp giữa 2 hào dương)
- Thiếu Âm: chứa quẻ Khôn ( âm khí đầy đủ 3 hào), quẻ Cấn ( âm khí đầy đủ 2 hào dướng, hào 3 còn khí dương chưa chuyển hóa).
Nguyên Tắc Biến Quẻ Trong Tiên Thiên Bát Quái Đồ
Từ 8 quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái, hay còn gọi 8 trạng thái của vật chất, sự kiện, mối quan hệ tương tác giữa người với người, người với xã hội. Trong đời sống xung quanh luôn luôn biến đổi, Kinh Dịch hay Tiên Thiên Bát Quái biểu diễn phép biến đổi của vạn vật như sau:
– Quẻ Chấn (hào dương liên dưới cùng, trên là 2 âm đứt). Biển diễn dương khí tăng dần từ nơi thấp nhất là ở hào 1 ( có dương liền). Dương khí tăng dần đến mức tới hạn.
Biến hào 3 âm đứt sang hào 3 dương liền được quẻ Ly – 2 hào dương ( 1 và 3) kẹp 1 hào âm ( hào 2). Quẻ Chấn, Ly đều thuộc Thiếu Âm ( trạng thái âm vẫn còn nhưng giảm, khí dương tăng dần lên)
– Vì biến đổi từ phần Thiếu ( Âm/ Dương) sang phần Thái ( Âm/ Dương) nên phải biến cả 2 hào ( số 2 và 3) hào dương liền thành hào âm đứt, mà đã có âm đứt thì biến thành dương liền. Hào 1 là gốc không biến.
– Từ Dương khí tăng tiếp tục thay đổi từ Thiếu Âm ( đại diện quẻ Ly) sang Thái Dương ( đại diện quẻ Đoài).
Quẻ Ly: Hào 2 âm biến thành dương và hào 3 dương biến thành âm. Tạo ra quẻ Đoài gồm hào 1 gốc là dương, hào 2 dương và hào 3 âm.
– Dương khí tăng đến cực đại, và âm khí thành cực tiểu, từ Quẻ Đoài ( 2 dương dưới, 1 âm trên cùng) chuyền thành Quẻ Càn gồm 3 hào dương ( hào âm trên cùng quẻ Đoài biến thành dương mà ra quẻ Càn). Quẻ Đoài, Càn thuộc phần Thái Dương.
– Khi Dương cực thịnh tất sẽ phải suy, Dương suy thì Âm thịnh, là lẽ của phép biến quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái cũng như trong Kinh Dịch. Trong cuộc sống cũng vậy, khổng thể tồn tại mãi ở một trạng thái theo thời gian.
– Chiều giảm biểu hiện như sau: Dương khí mãnh liệt tại quẻ Càn ( 3 dương liền) của phần Thái Dương, dần thay đổi sang phần Thiếu Dương đại diện là quẻ Tốn ( hào 1 vạch âm đứt làm gốc của âm, trên là 2 vạch dương liên). Từ 3 vạch dương ở Càn, nay còn 2 vạch dương và 1 vạch âm ở Tốn.
– Từ quẻ Tốn hào 3 dương liền biến thành hào 3 âm đứt, thành ra quẻ Khảm. Tực Cái Dương giảm đi còn 1, mà cái âm tăng lên thành 2. Quẻ Tốn, Khảm đều thuộc phần Thiếu Dương ( trạng thái dương suy, âm thịnh)
– Nay cái thế Thiếu Dương ( dương khí vẫn còn nhưng giảm) nay chuyển sang Thái Âm ( dương đã tuyệt, âm khí tăng đến cực đại).
– Quẻ Khảm: hào âm dứt dưới cùng làm gốc của phần âm, hào 2 dương liền hiến thành hào 2 âm đứt. Hào 3 âm đứt biến thành dương liền. Mà thành ra quẻ Cấn vậy.
– Quẻ Cấn có 2 hào âm đứt dưới, trên là hào dương liền tức khí âm đã tăng mạnh tới 2 âm và 1 dương ở trên cùng sắp tán khí đến kiệt thì sinh ra âm. Thành ra quẻ Khôn với 3 vạch âm đứt, chỉ âm khí cực đại, mà cái dương đã tiêu mất.
Nguyên tắc biến quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái là cách diễn giải hình tượng cho người hiểu đạo thấy được nguồn gốc, kết quả, và cái sinh ra rồi biến đổi đến vô cùng vô tận thông qua các Hào, Quẻ trong Thiên Thiên Bát Quái. Hiểu biết và vận dụng trong cuộc sống hằng ngày nguyễn tắc biến quẻ giúp cho chúng ta được minh triết, sáng tỏ mọi ngờ vực, sự không rõ ràng trong cuộc sống.