Đặc Tính Của Tiên Thiên Bát Quái
Bát quái tiên thiên hay còn gọi bát quái tiên thiên đồ, tiên thiên bát quái. Được biểu tượng bằng 8 quẻ đơn trong kinh dịch ( bát là tám, phiên âm hán việt). Quái một số nơi đọc là quải, quẻ.
Bát Quái Tiên Thiên Là Gì ?
Bát quái tiên thiên là gì ?, khác với bát quái hậu thiên ở chỗ nào ? 64 quẻ trong kinh dịch xếp theo tiên thiên bát quái hay hậu thiên bát quái ? Mục đích của tiên thiên bát quái ở chỗ nào ?…
Có vô vàn câu hỏi khi tôi tự hỏi mình khi còn trẻ, và bỡ ngỡ về vấn đề to lớn mà căn bản nhất của bí ẩn của nhân loại. Và chợt nhận ra !
Bát quái tiên thiên ý nghĩa tạm dịch thế này cho dễ hiểu:
Bát Quái: ý là tám quẻ đơn: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn, Cấn, Khảm, Tốn phân theo phương vị.
Tám quái này từ đâu ra:
+Từ Thái Cực sinh ra âm ( 1 âm đứt) và dương ( 1 dương liền).
+Từ Âm – Dương biến ra tứ tượng ( tứ tượng biểu hiển bởi 2 vạch).
+ Tứ tượng có: Phần Dương gồm Thái Dương ( 2 dương liền) và Thiếu Âm ( 1 dương liền ở dưới và 1 âm đứt ở trên), phần Âm gồm Thái Âm ( 2 âm đứt) và Thiếu Dương ( 1 âm đứt dưới và 1 dương liền ở trên).
+ Tứ tượng biến đổi ra bát quái ( 8 quái, 8 quẻ): từ 2 vạch thêm 1 vạch âm hoặc dương nữa cho 4 Tứ Tượng trên tạo ra 8 quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn ( thuộc Dương), Khôn, Cấn, Khảm, Tốn ( thuộc Âm).
Ví dụ : quẻ Càn ( 3 vạch dương, gốc là thái dương), quẻ Đoài ( 2 dưới dương, 1 trên âm tức gốc ở Thái Dương).
Quẻ Ly tạo ra từ gốc Thiếu Âm ( 1 dương liền ở dưới và 1 âm đứt ở trên) thêm 1 dương nữa ở trên cùng.
Bát quái Tiên Thiên là hình đồ biểu diễn sự biến thiên, biến đổi quy luật vũ trụ thông qua các vạch, quẻ và quy tắc biến đổi
Mỗi quẻ đơn gồm có 3 vạch hay còn gọi là 3 hào. Vạch liền là chỉ hào dương, vạch đứt là chỉ hào âm. Chiều đọc từ dưới lên trên.
có 8 quẻ đơn. Với 8 quẻ đơn này tương tác với nhau sinh ra 64 quẻ kép, ứng với 64 quẻ trong Kinh Dịch giải thích mọi biến đổi vạn vật trong vũ trụ. Gần có con người, hiện tượng, đất nước, quốc gia… Xa có trái đất, hệ mặt trời, dải ngân hà, vũ trụ…
Tám quẻ đơn trong Bát Quái Tiên Thiên này ứng với tám phương vị khác nhau trên bầu trời. ( bạn phải lưu ý: Bát quái tiên thiên khác với bát quái hậu thiên).
Bát quái tiên thiên là bản đồ định hướng của vũ trụ, lên được gọi là Tiên Thiên, hay thời kỳ đầu tiên của vũ trụ thời sơ khai.
Cấu trúc của Bát Quái Tiên Thiên đồ
Cấu trúc của Bát Quái Tiên Thiên đồ gồm có:
Quẻ Càn:
Có 3 vạch dương liền xếp chồng lên nhau) ở phương nam. Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho vị trí người cha trong gia đình. Thuộc hành kim
Quẻ Đoài:
Có 2 vạch dương liền ở dưới, 1 cạch âm đứt trên cùng) ở phương đông nam. Quẻ Đoài tượng trưng cho người con gái út trong gia đình ( Út nữ). Thuộc hành kim.
Quẻ Ly:
Có 2 vạch dương, kẹp giữa là vạch âm. Nằm ở phương đông. Quẻ Ly tượng trưng cho lửa. Tượng trưng cho người con gái giữa trong gia đình ( Thứ nữ). Thuộc hành hỏa
Quẻ Chấn:
Có 1 vạch dương liền ở dưới cùng, trên là 2 vạch âm đứt. Nằm ở phương đông bắc. Quẻ Chấn tượng trưng cho người con trai cả ( trưởng nam), ngũ hành thuộc mộc.
Quẻ Khôn:
Có 3 vạch âm đứt xếp lên nhau. Quẻ Khôn tượng trưng cho đất, thuộc phương bắc. Quẻ Khôn ứng với người mẹ trong gia đình.
Quẻ Cấn:
Quẻ Cấn ngược với quẻ Chấn, tức quẻ này dưới cùng có 2 vạch âm đứt, trên cùng là vạch dương liền. Nằm ở phương vị Tây Bắc. Tượng chưng cho người út nam. Ngũ hành thuộc thổ.
Quẻ Khảm:
Quẻ Khảm có 2 vạch âm đứt kẹp giữa 1 vạch dương liền. Nằm ở phương vị Tây, tượng trưng cho thứ nam ( nam ở giữa) trong gia đình. Ngũ hành thuộc thủy.
Quả Tốn:
Quẻ Tốn có vạch âm đút dưới cùng, trên là 2 vạch dương liền. Nằm ở phương vị Tây Nam, tượng trựng cho trưởng nữ ( nữ đầu) trong gia đình. Ngũ hành thuộc mộc.
Phân tích cấu trúc của Tiền Thiên Bát Quái:
Cấu trúc của Bát Quái Tiên Thiên là hình thái cân bằng của Thái Cực, vũ trụ và cũng là trạnh thái cân bằng cần có trong con người- đại diện của một tiểu vũ trụ.
Các quẻ đơn được sắp xếp đối xứng nhau chặt chẽ về vị trí, cấu trúc tượng quẻ, ngũ hành.
Cha (quẻ càn) 3 dương liền đối lại à Mẹ ( quẻ khôn) 3 âm đứt. 1 Kim ứng 1 thổ. Phương vị thuộc trục Bắc – Nam
Trưởng nam ( quẻ chấn) có 1 dương liền, 2 âm đứt đối lại – với trưởng nữ ( quẻ tốn) có 1 đứt âm, 2 dương liền. Đều thuộc mộc. Phương vị thuộc trục Đông bắc – Tây Nam.
Thứ nam ( quẻ khảm) có 2 âm đứt kẹp 1 dương liền đối lại – với thứ nữ ( quả ly) có 2 dương liền kẹp 1 âm đứt. Ngũ hành 1 thủy, 1 hỏa. Phương vị thuộc trục Đông – Tây.
Út Nam ( quẻ cấn) có 1 dương liền trên cùng, dưới là 2 âm đứt đối lại – với Út Nữ ( quẻ đoài) có 1 âm đứt trên cùng, dưới là 2 dương liền. ngũ hành 1 kim, 1 thổ. Phương vị thuộc trục Đông Nam – Tây Bắc.