Những nhầm lẫn thường gặp trong phong thủy âm trạch

Những nhầm lẫn thường gặp trong phong thủy âm trạch
Phong thủy âm trạch là một phạm trù rộng lớn, uyên thâm nên không tránh khỏi những cách hiểu sai, hiểu nhầm, gây ra nhiều hậu quả lâu dài, không dễ khắc phục. Phổ biến nhất là bốn loại nhầm lẫn sau đây:
Nhầm lẫn thứ nhất: Chỉ cần dùng môn phái để quyết định.
Tuy mỗi phái đều có những tinh hoa nhưng cũng có nhiều hạn chế. Cần phải cùng lúc sử dụng nhiều môn phái để bổ khuyết cho nhau, tránh sự phiến diện một chiều, gây những hậu quả đáng tiếc. Đây là việc nên làm nhưng không dễ vì không phải thầy phong thủy nào cũng có thể am hiểu sâu sắc nhiều trường phái, để gặp được người có khả năng tổng hợp cao thì đó thực sự là nhân duyên, là phúc phần của gia chủ.
Nhầm lẫn thứ 2: Cho rằng tất cả các mộ đều tốt xấu như nhau khi đã quy tập về cùng một khuôn viên, nằm cùng một hướng.
Thực sự không phải vậy, tùy theo năm an táng, cải táng của từng ngôi mà sự thịnh suy của từng ngôi mộ sẽ có sự khác biệt, cho dù nằm cạnh nhau, cùng một hướng, cùng một kiểu. Vì vậy, việc quy hoạch mộ theo kiểu phân lô liền kề, thậm chí xây sẵn sinh phần (mộ chờ) là không nên, hay nói đúng hơn là dễ phạm sai lầm.
Nhầm lẫn thứ 3: Hướng mộ chỉ cần chung chung như tây bắc, đông nam, tây nam, đông bắc.
Trong phong thủy Âm trạch, hướng mộ quyết định tất cả, nó cần phải chính xác đến từng độ. Ví dụ hai ngôi mộ nằm cạnh nhau, chôn cùng một năm, cùng hướng đông nam, nhưng một ngôi hướng 127 độ, ngôi kia hướng 128 độ, chỉ lệch nhau 1 độ thôi thì họa phúc của hai gia đình đã khác nhau một trời một vực. Chúng gần như không có cơ hội sửa sai về phong thủy âm phần, vì vậy cần phải có thầy giỏi để trợ duyên cho chính xác.
Nhầm lẫn thứ 4: Quan điểm “tọa sơn hướng thủy”
Không biết tự bao giờ, người ta đã ăn sâu vào tiềm thức rằng khi lập mộ thì đầu nên gối về phía núi cao, chân thì hướng về nơi thấp trũng.
Hiểu đúng câu đó phải là: trong thuật ngữ phong thủy phía “tọa” được coi là “sơn”, quản về nhân đinh, cần phải có sao vượng sơn bay đến, phía “hướng” được coi là “thủy”, quản về tài lộc, cần phải có sao vượng hướng bay về, thì mới tốt.
“Tọa sơn hướng thủy” là một cụm từ rút gọn cho người học dễ nhớ. “Tọa” không phải là “tựa”, “hướng” không phải là “nhìn”, dịch “tọa sơn hướng thủy” thành “tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra sông” là dịch mặt chữ mà không hiểu nội hàm của nó, dẫn đến sai lầm cho thiên hạ. Bằng chứng là hầu hết mồ mả đều tựa lưng vào núi nhưng đa phần con cháu chẳng khá khẩm gì, thậm chí còn tai ương, thui chột.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *