Về Hậu Thiên Bát Quái

Về Hậu Thiên Bát Quái

Tìm hiểu về lịch sử hình thành, hậu thiên bát quái văn vương được hình thành từ khi nào, sơ đồ bát quái hậu thiên, khái niệm hậu thiên bát quái. Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra giải đáp, về hậu thiên bát quái là gì, nguồn gốc của hậu thiên bát quái văn vương từ đâu, có giá trị trong cuộc sống thế nào.

Nguồn gốc của hậu thiên bát quái

  • Theo như truyền thuyết kể lại rằng, thì trong bát quái đồ ngày nay. Là sự kết hợp của tiên thiên bát quái, và hậu thiên bát quái.
  • Với tiên thiên bát quái, thì là của vua phục hy vẽ ra, và hậu thiên bát quái, thì của văn vương thời nhà chu vẽ ra.
  • Tiên thiên bát quái, được đại diện cho trời, tiên có nghĩa là thần tiên, nên sau này chúng ta thường gọi tiên thiên bát quái là vậy.
  • Còn hậu thiên bát quái, là đại diện cho đất, có nghĩa rằng hậu thiên là đại diện của vật chất, nguyên hình hiện vật.
  • Ở trong bài viết này, chúng ta đang tìm hiểu về hậu thiên bát quái văn vương. Nên phần tiên thiên bát quái, chúng ta sẽ xem trong bài viết khác nhé.
  • Đối với hậu thiên bát quái, thì được văn vương vẽ ra từ Lạc Thư. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về lạc thư, ngay tại bài viết sau: Lạc thư là gì.

Hậu thiên bát quái có nghĩa là gì

  • Đầu tiên chúng ta cần phần tích về bát quái, bát có nghĩa là 8, và quái có nghĩa là quẻ.
  • 8 quái số này cũng tương ứng với 8 hướng khác nhau, và cũng đại diện cho 4 mùa.
  • Với 8 quái số này, sẽ được ghép với 8 hướng, và có tên gọi như: Nam Ly, Bắc Khảm, Đông Chấn, Tây Đoài, Đông Bắc Cấn, Tây Nam Khôn, Đông Nam Tốn, Tây Bắc Càn.
  • Dựa theo quái truyện, ta có cách tính các quái, tương ứng với 4 mùa như sau:
  • Vạn vật sinh ra ở mùa xuân, trưởng thành ở mùa hạ, thu hoạch ở mùa thu, và cất giữ ở mùa đông.
  • Và mỗi năm có 360 ngày, mỗi một quái trong bát quái làm chủ 45 ngày. Mà sự luân chuyển lại dựa theo 8 tiết, mỗi quái có 3 hào, 3×8 = 24 tiết khí.

Ý nghĩa quái số hậu thiên bát quái

+ Khi nhìn vào bát quái đồ, chúng ta có thể phân tích ý nghĩa, của các quái theo từng mùa như sau:

  • Quái Chấn ở hướng Đông, phía Đông thuộc hành Mộc, Mộc vượng vào mùa xuân.
  • Quái Tốn nghĩa là gió, ở phía Đông Nam, mọi vật phát triển vào lúc giao mùa, của mùa xuân và mùa hè.
  • Quái Ly là mặt trời, là Hỏa, ở phía Nam, hướng Nam thuộc hành Hỏa. Mà Hỏa lại vượng vào mùa hè, cây cối phát triển tươi tốt.
  • Quái Khôn là mặt đất, là âm Thổ, Khôn từ hành Thổ mà ra. Mà Hỏa phía Nam lại sinh Thổ, Khôn sắp ở phía Tây Nam. Nghĩa rằng cuối mùa hè, đầu mùa thu cây cối rụng lá, tiếp nhận dinh dưỡng trong lòng đất.
  • Quái Đoài là ngôn luận, là vui mừng, hướng Tây ứng với mùa thu, Kim lại vượng vào mùa thu.
  • Quái Càn vốn tính cương, ở vật là Kim, ứng với cuối mùa thu đầu mùa đông. Là lúc khí dương giảm mà khí âm tăng, âm dương kết thúc, giao chiến tại phương Càn, cây cối gãy rụng.
  • Quái Khảm là nước, có ý nghĩa là mặt trời, Kim sinh Thủy, phía Tây bắc thuộc Mộc. Khi tới tháng Tý thì vạn vật đã bế tàng, nghỉ ngơi dưỡng sức ở trong Tý, nên được gọi là Khảm.
  • Quái Cấn là dừng lại, hay cũng có nghĩa là kết thúc, và lại đứng sau Khảm. Với 4 mùa trong năm, tuần hoàn lặp đi lặp lại, cho đến thời điểm giao mùa, giữa mùa đông và mùa xuân, vạn vật ngừng phát triển và được gọi là Cấn.

==> Hy vọng qua bài viết này, quý vị sẽ hiểu về hậu thiên bát quái là gì. Quý vị có thể xem thêm bài tư vấn, hay tài liệu phong thuỷ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *