Vùng Đồng Bằng Vẫn Có Long Mạch (Thủy Long)

Vùng Đồng Bằng Vẫn Có Long Mạch (Thủy Long)

Ở đồng băng dòng nước được coi như núi.

Nhìn dòng nước chảy, biết chân long. Nếu dòng nước quanh co uốn lượn là tốt, chiếu thẳng vào mộ là hung

Các nhà Phong thủy học cho rằng, núi và nước là hai thần khí lớn trong trời đất. Vì vậy mới có long mạch của núi và long mạch của nước. Sách “Táng thư” của Quách Phác có đoạn viết: “Khí là mẹ của nước, có khí thì mới dẫn tới có nước”. Khí chuyển động thì nước cũng theo đó mà chuyển động; khi nước dừng thì khí cũng dừng theo. Cái tràn trề trên mặt đất, khi di chuyển để lại dấu tích có thể nhìn thấy được chính là nước; cái tiềm ẩn dưới lòng đất, vận hành mà không để lại hình thù gì, rất khó nắm bắt được chính là khí. Nước và khí, một cái thể hiện ở bên ngoài, một cái tiềm ẩn ở bên trong. Vì vậy, nhìn đường nước chảy sang phía Đông hoặc phía Tây, ta có thể phán đoán được đường đi và điểm dừng của khí trong lòng đất.

Đường đi của thủy long cũng được phân chia ra thành cán long (long mạch chính) và chi long (long mạch nhánh). Các sông hồ lớn chính là long mạch chính; các kênh rạch, mương máng nhỏ hơn là chi long. Long mạch chính thường có nhiểu hình thế nhưng lại chảy đi một mạch nên đa phần huyệt thường kết trên những long mạch nhánh. Hành long cũng có sự phân chia tốt xấu theo Ngũ tinh. Sách “Thủy long kinh – Luận Ngũ tinh” có đoạn viết: “Kim tinh thường tròn, Thủy tinh uốn khúc, Thổ tinh hình vuông, Mộc tinh đi thẳng, Hỏa tinh lại nhọn”. Thủy long lại thường lấy dạng Kim tinh và Thủy tinh là cát; dạng Mộc tinh, Hỏa tinh là hung; dạng Thổ tinh là trong cát có hung.

Có thể bạn quan tâm: Thủy Long (Dòng nước bao bọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *